Quốc hội lo kiểm toán độc lập bị doanh nghiệp mua

Nhắc lại bài học Vinashin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện thái độ lo ngại về dự định cho doanh nghiệp ngoài ngành góp vốn vào công ty kiểm toán độc lập.
Tại phiên thảo luận chiều 16/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự luật Kiểm toán độc lập, các đại biểu có ý kiến khác nhau về việc cho phép doanh nghiệp ngoài ngành tham gia góp vốn tại công ty kiểm toán độc lập.
Theo Dự thảo luật, các pháp nhân (tổ chức, doanh nghiệp) được phép góp vốn thành lập công ty kiểm toán độc lập (bên cạnh các cổ đông cá nhân). Quy định này được Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đồng tình với lý do: thị trường dịch vụ còn non trẻ, năng lực kiểm toán viên chưa cao nên nếu chỉ trông chờ vào cổ đông cá nhân, sẽ rất khó xây dựng doanh nghiệp kiểm toán.
Việt Nam hiện có hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhưng chỉ có 162 công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Ảnh minh hoa: Hoàng Hà
Việt Nam hiện có hàng trăm nghìn doanh nghiệp nhưng chỉ có 162 công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Ảnh minh hoa: Hoàng Hà
Tuy nhiên, một số đại biểu lại cho rằng, do đặc thù nghề nghiệp, việc xây dựng doanh nghiệp Dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập không yêu cầu nhiều về vốn và cơ sở vật chất. Trong khi đó, nếu cho phép các thành viên là tổ chức góp vốn rất dễ dẫn đến việc tổ chức này lợi dụng dịch vụ doanh nghiệp kế toán, kiểm toán do mình thành lập để tiến hành kiểm toán các công ty con hoặc dự án có liên quan.
Những ý kiến này được Bộ trưởng Vũ Văn Ninh tán đồng bởi theo ông, việc doanh nghiệp thành lập công ty kiểm toán do mình góp vốn để làm "sân sau" đã từng xảy ra. "Chính Vinashin cũng góp vốn vào một công ty kiểm toán rồi quay lại kiểm toán chính doanh nghiệp thành viên của mình, gây ra sai lầm vừa qua", ông Ninh dẫn chứng.
Một "kẽ hở" khác cũng được các đại biểu phát hiện tại dự luật là việc cho phép thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập được thực hiện các nghiệp vụ khác, như tư vấn tài chính, thuế... Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển, việc tư vấn này vô hình chung, có thể giúp các doanh nghiệp thuê kiểm toán tư vấn lách luật, thậm chí trốn thuế.
Về vấn đề này, đại diện Bộ Tài chính lại có ý kiến ngược lại. Theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, do đặc thù công việc, các công ty kiểm toán thường chỉ thực hiện nghiệp vụ chính của mình trong khoảng 6 tháng mỗi năm. Như vậy, việc cho phép họ thực hiện các nghiệp vụ khác là để thành lập doanh nghiệp "sống được".
Trong khi đó, Dự luật cũng đã quy định rất chặt những điều mà thành lập công ty kiểm toán không được làm. Chẳng hạn, nếu thực hiện tư vấn tại doanh nghiệp A, công ty kiểm toán sẽ không được phép thực hiện kiểm toán tại doanh nghiệp đó nữa.
Cũng theo Bộ trưởng, các quy định tại Dự luật đã được thiết kế nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập và trách nhiệm của đơn vị kiểm toán. Do đó, về hình thức thành lập doanh nghiệp kiểm toán, sẽ chỉ chấp nhận 3 loại hình là hợp danh, tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên để gắn chặt trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với chất lượng báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, để thành lập một doanh nghiệp kiểm toán, sẽ cần ít nhất 5 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, thay vì 3 kiểm toán viên như quy định hiện nay.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 350.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng hàng nghìn doanh nghiệp thuộc các loại hình khác. Tuy nhiên, mới có 162 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, 1.800 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề (trong đó, chỉ có 1.200 người làm việc trong các doanh nghiệp nói trên).
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc sớm thông qua Luật Kiểm toán độc lập là rất cần thiết, nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này. Theo dự kiến, dự luật sẽ tiếp tục được cơ quan soạn thảo hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới.
Nhật Minh
Theo VnExpress.NET

Thành lập doanh nghiệp,thành lập công ty, dịch vụ kế toán